Dị ứng lông mèo – Cách phòng chống và điều trị

Home » Blog » Thú cưng » Dị ứng lông mèo – Cách phòng chống và điều trị
Theo Dõi

Bỗng nhiên thời gian này bạn thường xuyên bị ngứa mũi, chảy nước mũi, phát ban mẩn đỏ da, ho. Những dấu hiệu đó đến vào thời điểm bạn mới mang em mèo cưng về nuôi. Cứ tưởng không liên quan, nhưng thực ra là có. Đó là những biểu hiện của việc bạn bị dị ứng lông chó mèo, nhất là đối với những chú mèo cưng. Vậy cụ thể nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dị ứng này như thế nào? Liệu dị ứng như vậy có tiếp tục nuôi mèo được không? Câu trả lời sẽ có đầy đủ dưới bài viết này.

Nguyên nhân khiến bạn dị ứng lông mèo là gì?

Ở Việt Nam, theo thống kê tỷ lệ dị ứng lông mèo ở người chiếm 5 – 7%. Chính xác là lông mèo không phải vấn đề gây dị ứng, nguyên nhân chính là do protein có trên lông, nước bọt, da chết của chúng. Khi bạn tiếp xúc với mèo, chúng xâm nhập vào cơ thể dẫn đến các biểu hiện dị ứng.

dị ứng lông mèo, nguyên nhân gây dị ứng lông mèo
Nguyên nhân chính gây dị ứng là do protein có trên lông

Một yếu tố nữa cũng khiến bạn bị những dấu hiệu đó là do di truyền. Bạn hãy xem trong gia đình có ông bà, bố mẹ hay anh, chị, em có ai bị dị ứng lông thú cưng không. Bởi di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc dị ứng phát triển. Và nếu người thân bạn có bị thì nhiều khả năng bạn bị dị ứng là do di truyền.

Dị ứng lông mèo có triệu chứng thế nào?

Khi nghi ngờ bị dị ứng lông mèo, bạn có thể dựa vào những triệu chứng sau để phát hiện bệnh:

  • Hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi.
  • Ngứa mắt, đỏ mắt.
  • Ho, ngứa họng.
  • Thở khò khè hoặc khó thở
  • Mất ngủ, khó ngủ, dễ thức giấc.
  • Nổi mẩn đỏ, phát ban trên da
  • Ngứa da
triệu chứng dị ứng lông mèo
Một số người bị dị ứng lông mèo thấy da bị mần đỏ và ngứa

Vẫn còn một số triệu chứng dị ứng lông mèo khác, cái này tùy vào cơ địa mỗi người. Nhưng đó là những triệu chứng rõ ràng nhất của việc dị ứng lông thú. Ngoài ra, mùi hôi của thú cưng cũng có thể là nguyên nhân tác động đến sức khỏe.

Khi nào cần gặp bác sĩ để điều trị bệnh?

Những triệu chứng như ho, hắt hơi sổ mũi, thở khò khè thường giống với bệnh cảm cúm. Nhiều người chỉ nghĩ mình bị cảm thông thường mà không đi khám. Điều này dễ dẫn đến bệnh nghiêm trọng hơn. 

Vì vậy nếu thấy những triệu chứng trên mà bệnh qua 2 tuần không khỏi, hoặc nghi ngờ bị dị ứng lông thú cưng thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được khám, tư vấn và lên phác đồ điều trị. 

Dị ứng lông mèo có cần xét nghiệm?

Vì dị ứng lông mèo có các biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường nên bác sĩ thường yêu cầu người bệnh xét nghiệm máu và da. Cụ thể như sau:

  • Xét nghiệm dị ứng da: Để xác định nguyên nhân gây dị ứng bác sĩ sẽ sử dụng các chất chiết xuất gây dị ứng tinh khiết từ protein của động vật đem chích vào bề mặt da cẳng tay hoặc sau lưng người bệnh. Sau 15 phút, nếu thấy trên da có vết sưng đỏ và ngứa thì chính xác là bị dị ứng lông mèo.
  • Xét nghiệm máu: Sau khi xét nghiệm dị ứng da không cho kết quả thì bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm xét nghiệm máu. Mục đích của phương pháp này là giúp sàng lọc máu, tìm kháng nguyên gây dị ứng. Xác định độ nhạy cảm của cơ thể với tác nhân gây dị ứng.

Những cách chữa dị ứng lông mèo

Bị dị ứng lông mèo phải làm sao? Trước hết, khi đã xác định rằng bản thân bị dị ứng thì bạn hãy tránh xa chú mèo của mình nuôi càng nhiều càng tốt. Để cải thiện triệu chứng dị ứng, giúp bạn dễ chịu hơn. Ngoài ra, bạn cần điều trị dị ứng bằng 2 phương pháp sau: 

Điều trị bằng thuốc 

Thuốc sẽ kiểm soát và điều trị bệnh của bạn, và một số loại thuốc thường được bác sĩ kê như: Dị ứng lông chó mèo có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc dị ứng tiêu chuẩn như: Thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi chứa steroid, thuốc Montelukast (Singulair). Liệu pháp này có thời gian kéo dài tùy thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh của bạn.

cách điều trị dị ứng lông thú
Điều trị dị ứng lông thú cưng bằng thuốc

Điều trị bằng liệu pháp miễn dịch

Tức là bạn cần được tiêm dị ứng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ cho bạn tiếp xúc với một lượng nhỏ của chất gây dị ứng. Sau khi thích nghi bạn sẽ được tăng dần liều lượng và cứ tiếp tục cho đến khi bạn không còn phản ứng nào với chất gây dị ứng đó nữa. Thông thường, thời gian điều khị liệu pháp này diễn ra khoảng 4-6 tháng. Và có các mũi tiêm nhắc lại trong khoảng 3-5 năm.

Cách chăm sóc người dị ứng lông mèo tại nhà

Sau khi đã điều trị tại bệnh viện thì bạn cũng đừng quên chăm sóc bản thân tại nhà. Dưới đây là một số cách giúp bạn ngủ ngon hơn, bớt ngạt mũi hơn.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Với các bệnh viêm mũi, ngạt mũi thì rửa mũi là cách để mũi thông thoáng, dễ thở hơn. Đối với người bệnh dị ứng lông mèo có triệu chứng như vậy cũng có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Nước muối sẽ kháng khuẩn, làm sạch giúp mũi bạn dễ chịu hơn rất nhiều. Từ đó giảm được tình trạng hắt hơi, nghẹt mũi.

cách chăm sóc người dị ứng lông mèo
Rửa mũi giúp thông thoáng, giảm ngạt mũi

Uống thảo dược tự nhiên

Để quản lý triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi bạn có thể dùng các loại thảo dược tự nhiên như hoa cúc, gừng, bạc hà, húng quế để pha trà uống. Đây là các thảo dược dễ tìm kiếm mà lại lành tính, hiệu quả tốt.

Phòng chống dị ứng lông mèo bằng cách nào?

Để tránh bị dị ứng lông mèo, để không phải đến gặp bác sĩ và mất thời gian tiền bạc điều trị bệnh thì bạn nên thực hiện các biện pháp phòng chống dị ứng tại nhà. Khi làm tốt trong việc phòng tránh thì dù bạn có bị dị ứng thì vẫn có thể nuôi sở thích của bạn.

Cách phòng chống

  • Lên lịch tắm mèo: Mỗi tuần bạn nên tắm cho mèo 2 lần để chúng được sạch sẽ. Khi mèo đi chơi bên ngoài hoặc dính bẩn bạn cũng có thể tắm cho chúng ngay. 
  • Chải lông mèo: Mỗi ngày hãy chăm chỉ chải lông cho mèo để loại bỏ những sợi lông rụng, gãy. Lông mèo không chỉ gây bẩn mà khi hít phải còn có thể gây viêm mũi, hen suyễn. Vì thế đừng bỏ qua việc chải lông mèo.
  • Hạn chế ôm ấp, cưng nựng: Ôm mèo khiến vi khuẩn, lông mèo bám vào quần áo bạn. Đó là tác nhân có thể gây bệnh cho bạn. Nếu có thể, hãy thay bỏ quần áo sau khi bạn ôm bé mèo. 
phòng chống dị ứng lông chó mèo, dị ứng lông chó mèo
Hạn chế ôm mèo để tránh lây bệnh
  • Thường xuyên dọn dẹp: Hãy chăm chỉ dọn dẹp không gian sống của chú mèo và bạn. Mèo chạy nhảy khắp nơi, lông mèo có thể bám ở bất kỳ đâu. Dọn dẹp sạch sẽ giúp căn nhà của bạn bớt mầm bệnh.
  • Vệ sinh tay chân: Sau khi tiếp xúc với mèo, hãy rửa tay bằng xà phòng.
  • Ra ngoài đeo khẩu trang: Nếu bạn đến những nơi có mèo, hãy đeo khẩu trang để không mắc bệnh.
  • Lọc không khí, khử khuẩn: Như bạn đã biết, lý do gây dị ứng không phải do lông mèo mà là do protein có trong lông, nước bọt, da…Và nó có thể có ở mọi nơi trong nhà của bạn. Bạn nên sử dụng bộ lọc không khí, khử khuẩn than hoạt tính. Nó sẽ làm không khí trong sạch hơn, không mùi, không ô nhiễm. Từ đó việc dị ứng cũng được giảm tải đi. Bộ lọc không khí đang được nhiều gia đình yêu thích nhất khi nuôi chó mèo là Terracomb. Bộ lọc Terracomb là sản phẩm của Nhật Bản, chất lượng tốt, tuổi thọ cao.

Nếu các bạn quan tâm đến sản phẩm TerraComb, hãy đến gọi đến Hotline: 0971.206.837 – 0773.679.950 để được tư vấn về sản phẩm, hoặc ghé thăm gian hàng của chúng tôi trên TikiLazada và Shopee.

Bài liên quan

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x